Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R0R8R5R1R9R9*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 6685:2009
Năm ban hành 2009
Publication date
Tình trạng
A - Còn hiệu lực (Active)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Sữa và sữa bột - Xác định hàm lượng aflatoxin M1 - Làm sạch bằng sắc ký ái lực miễn dịch và xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao
|
Tên tiếng Anh
Title in English Milk and milk powder - Determination of aflatoxin M1 content - Clean-up by immunoaffinity chromatography and determination by high-performance liquid chromatography
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to ISO 14501:2007
IDT - Tương đương hoàn toàn |
Thay thế cho
Replace |
Lịch sử soát xét
History of version
|
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
67.100.10 - Sữa. Sản phẩm sữa
|
Số trang
Page 16
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):192,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng aflatoxin M1 trong sữa và sữa bột. Giới hạn phát hiện đối với sữa bột nguyên chất là 0,08 mg/kg, tức là 0,008 mg/l đối với sữa hoàn nguyên dạng lỏng.
Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho sữa có hàm lượng chất béo thấp, sữa gầy, sữa bột có hàm lượng chất béo thấp và sữa bột gầy. CẢNH BÁO 1. Phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này có sử dụng đến các dung dịch aflatoxin M1. Aflatoxin là chất gây ung thư cho người. Cần chú ý tới thông báo của Tổ chức nghiên cứu ung thư Thế giới [4], [5] 2. Phòng thử nghiệm triển khai kỹ thuật này phải đảm bảo tránh ánh sáng mặt trời và các dung dịch chuẩn aflatoxin cũng phải được bảo vệ tránh ánh sáng, ví dụ như sử dụng giấy nhôm. 3. Các dụng cụ thủy tinh (ví dụ, ống nghiệm, lọ, bình, cốc có mỏ, ống bơm) chưa được rửa bằng axit dùng để đựng các dung dịch aflatoxin thì có thể làm thất thoát aflatoxin. Ngoài ra, các dụng cụ thủy tinh mới của phòng thử nghiệm trước khi tiếp xúc với các dung dịch aflatoxin nên ngâm vài giờ trong axit loãng (ví dụ, axit sulfuric 2 mol/l), rồi tráng kỹ bằng nước cất để loại bỏ hết các vết axit (kiểm tra để bảo đảm là pH trong khoảng từ 6 đến 8). 4. Cần tiến hành khử nhiễm tất cả các chất thải phòng thử nghiệm như các hợp phần chất rắn, dung môi hữu cơ, các dung dịch lỏng, các chất rơi rớt trong khi tiến hành và các dụng cụ thủy tinh tiếp xúc với các chất gây ung thư. Các quy trình khử nhiễm này đã được xây dựng và đánh giá hiệu lực bởi Tổ chức nghiên cứu ung thư Thế giới [4],[5] |
Quyết định công bố
Decision number
462/QĐ-BKHCN , Ngày 31-03-2009
|