Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R5R3R2R6R6*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 6662:2000
Năm ban hành 2000

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Chất lượng nước - Đo thông số sinh hoá - Phương pháp đo phổ xác định nồng độ clorophyl-a
Tên tiếng Anh

Title in English

Water quality - Measurement of biochemical parameters - Spectrometric determination of the chlorophyll-a concentration
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 10260:1992
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.060 - Chất lượng nước
Số trang

Page

13
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):156,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1 Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định nồng độ clorophyl-a. Phương pháp này có thể áp dụng cho thực vật phù du trong nước mặt tự nhiên và để thử sự tăng trưởng của tảo trong thử nghiệm sinh học. Dùng cách lấy mẫu thích hợp, phương pháp có thể áp dụng cho các thực vật đáy (phụ lục A).

1.2 Các picment tảo khác như clorophyl-b , clorophyl-c và một vài chất chuyển hoá clorophyl không được xác định. Các picment nâu (phaeopicment) có thể được xác định bán định lượng để hiệu chỉnh cản trở khi xác định clorophyl-a và để chỉ ra phần sinh khối tảo không hoạt hóa.

1.3 Clorophyl nhạy với ánh sáng và oxi, nhất là khi bị chiết. Để tránh phân hủy do oxi hóa và quang hóa, không được để mẫu ra không khí hoặc ánh sáng mạnh. Đồng nhất mẫu trong một số trường hợp có thể làm tăng hiệu suất chiết.

1.4 Phương pháp chiết bằng etanol gồm việc đun nóng 75 oC trong 5 min để ức chế men clorophylaza và để thúc đẩy sự phân giải picment. Bảo quản phần chiết (không lọc) trước khi đo phổ trong thời gian ngắn, có thể đến ba ngày trong tủ lạnh ở 4 oC. Bảo quản phần chiết dưới - 25 oC có thể đến ba mươi ngày.

1.5 Mặc dầu suốt quy trình có sử dụng lọc hoặc ly tâm để làm cho phần chiết cuối cùng trong nhưng nó vẫn có thể bị đục nhẹ. Sự axit hóa có thể cũng gây đục. Do đó độ hấp thụ đo ở 665 nm cần được hiệu chỉnh độ đục bằng cách trừ độ hấp thụ đo ở 750 nm.

1.6 Picment của một vài khuẩn ưa sáng (thí dụ Clorobium) cản trở xác định nồng độ clorophyl-a [1]. Độ hấp thụ của clorophyl-b và clorophyl-c ở 665 nm rất nhỏ, có thể bỏ qua [2].
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 5667-1:1980, Chất lượng nước-Lấy mẫu-Phần 1:Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.
TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991), Chất lượng nước-Lấy mẫu-Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu.
Quyết định công bố

Decision number

2377/QĐ-BKHCN , Ngày 24-10-2008