Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R7R7R5R1R4*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 5699-2-14:2007
Năm ban hành 2007

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự - An toàn - Phần 2-14: Yêu cầu cụ thể đối với máy dùng cho nhà bếp
Tên tiếng Anh

Title in English

Household and similar electrical appliances - Safety - Part 2-14: Particular requirements for kitchen machines
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

IEC 60335-2-14:2005
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế cho

Replace

Lịch sử soát xét

History of version

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.120 - An toàn gia đình
Số trang

Page

31
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 200,000 VNĐ
Bản File (PDF):372,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Điều này của Phần 1 được thay bằng:
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về an toàn đối với các máy làm bếp dùng điện, dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250V.
CHÚ THÍCH 101: Ví dụ về các thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này là:
- máy thái quả đỗ;
- máy vắt nước quả bery;
- máy khuấy thực phẩm;
- dụng cụ mở hộp;
- máy ép nước quả kiểu ly tâm;
- máy làm bơ;
- máy vắt cam;
- máy xay cà phê có dung tích phễu không vượt quá 500g;
- máy đánh kem;
- máy đánh trứng;
- máy trộn thực phẩm;
- máy sơ chế thực phẩm;
- máy nghiền hạt có dung tích phễu không vượt quá 3 lít;
- máy nạo;
- máy làm kem, kể cả các máy sử dụng trong tủ lạnh và tủ đá;
- dụng cụ mài dao;
- các loại dao;
- máy xay thịt;
- máy làm mì sợi;
- máy gọt vỏ khoai tây;
- máy xát;
- máy rây;
- máy cắt lát.
Thiết bị không được thiết kế để sử dụng bình thường trong gia đình nhưng vẫn có thể là nguồn gây nguy hiểm cho công chúng, ví dụ như các thiết bị được thiết kế cho những người không có chuyên môn sử dụng trong cửa hiệu, trong các ngành công nghiệp nhẹ và các trang trại, cũng thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
Trong chừng mực có thể, tiêu chuẩn này đề cập đến những nguy hiểm thường gặp mà thiết bị có thể gây ra cho mọi người ở bên trong và xung quanh ở nhà. Tuy nhiên, nói chung tiêu chuẩn này không xét đến:
- việc trẻ em hoặc những người già yếu sử dụng thiết bị mà không có sự giám sát;
- việc trẻ em nghịch thiết bị.
CHÚ THÍCH 102: Cần chú ý:
- đối với các thiết bị được thiết kế để sử dụng trên xe, tàu thủy hoặc máy bay có thể cần có yêu cầu bổ sung;
- các cơ quan chức năng Nhà nước về y tế, bảo hộ lao động và các cơ quan chức năng tương tự có thể qui định các yêu cầu bổ sung.
CHÚ THÍCH 103: Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:
- máy cắt lát có dao tròn mà lưỡi dao nghiêng một góc lớn hơn 450 so với phương thẳng đứng;
- máy xử lý thức ăn thừa (IEC 60335-2-16);
- máy làm kem có lắp động cơ-máy nén (IEC 60335-2-24);
- máy làm bếp dùng cho mục đích thương mại (IEC 60335-2-64);
- máy làm bếp dành riêng cho mục đích công nghiệp;
- máy làm bếp dành cho những nơi có điều kiện môi trường đặc biệt như có chứa chất ăn mòn hoặc dễ cháy nổ (bụi, hơi hoặc khí);
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 6614-1-4:2000 (IEC 60811-1-4:1985), Phương pháp thử nghiệm đối với vật liệu cách điện và vỏ bọc của các cáp điện-Phần 1:Phương pháp áp dụng chung-Mục 4:Thử nghiệm ở nhiệt độ thấp
Quyết định công bố

Decision number

2127/QĐ-BKHCN , Ngày 02-10-2007