Tiêu chuẩn quốc gia
© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam
_8*L9G3L4G0G0L0**R0R8R1R7R0R2*
Số hiệu
Standard Number
TCVN 5320-1:2008
Năm ban hành 2008
Publication date
Tình trạng
W - Hết hiệu lực (Withdraw)
Status |
Tên tiếng Việt
Title in Vietnamese Cao su lưu hoá hoặc nhiệt dẻo - Xác định biến dạng dư sau khi nén - Phần 1: Phép thử ở nhiệt độ môi trường hoặc ở nhiệt độ nâng cao
|
Tên tiếng Anh
Title in English Rubber, vulcanized or thermoplastic - Determination of compression set - Part 1: At ambient or elevated temperatures
|
Tiêu chuẩn tương đương
Equivalent to ISO 815-1:2008
IDT - Tương đương hoàn toàn |
Thay thế cho
Replace |
Thay thế bằng
Replaced by |
Lịch sử soát xét
History of version
|
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)
By field
83.060 - Cao su
|
Số trang
Page 16
Giá:
Price
Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):192,000 VNĐ |
Phạm vi áp dụng
Scope of standard Tiêu chuẩn này qui định các phương pháp xác định các đặc tính biến dạng dư sau khi nén của cao su lưu hóa và cao su nhiệt dẻo ở nhiệt độ môi trường hoặc ở nhiệt độ nâng cao.
Phương pháp này được dùng để đánh giá khả năng duy trì các tính chất đàn hồi của cao su có độ cứng nằm trong khoảng từ 10 IRHD tới 95 IRHD sau khi chịu nén trong thời gian dài ở trạng thái nén không đổi (thường là 25 %) dưới một trong các hệ điều kiện khác nhau được mô tả ở nhiệt độ qui định. Đối với cao su có độ cứng danh nghĩa 80 IRHD và lớn hơn, trạng thái nén thấp hơn được sử dụng: 15 % đối với độ cứng danh nghĩa từ 80 IRHD đến 89 IRHD và 10 % đối với độ cứng danh nghĩa từ 90 IRHD đến 95 IRHD. CHÚ THÍCH 1 Khi cao su được giữ ở điều kiện nén, những biến đổi vật lý hoặc hóa học có thể xảy ra ngăn cản cao su trở về các kích thước ban đầu của nó sau khi giải phóng lực biến dạng. Kết quả là biến dạng dư, độ lớn của nó phụ thuộc vào thời gian và nhiệt độ nén cũng như vào thời gian và nhiệt độ phục hồi. Ở nhiệt độ nâng cao, các biến đổi hóa học trở nên càng quan trọng và dẫn đến biến dạng dư vĩnh cửu. CHÚ THÍCH 2 Các phép thử biến dạng dư sau khi nén ở khoảng thời gian ngắn, thường trong 22 h, ở nhiệt độ cao thường được sử dụng là phương pháp đánh giá tình trạng lưu hóa, nghĩa là để phân loại vật liệu và đặc điểm kỹ thuật để đảm bảo chất lượng của hợp chất. Các phép thử ở khoảng thời gian dài hơn, thường trong 1 000 h, ở nhiệt độ cao để xác định mức độ ảnh hưởng của việc già hóa và thường được sử dụng để dự báo tính năng sử dụng, bao gồm các vật liệu hàn kín. Các phép thử trong khoảng thời gian ngắn ở nhiệt độ môi trường chủ yếu cho thấy mức độ ảnh hưởng của biến đổi vật lý (tái định hướng của các mạch phân tử và các chất độn). |
Tiêu chuẩn viện dẫn
Nomative references
Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 1592:2007 (ISO 23529:2004), Cao su-Qui trình chung để chuẩn bị và ổn định mẫu thử cho các phép thử vật lý. TCVN 2229 (ISO 188), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo-Phép thử già hóa nhanh và độ chịu nhiệt. ISO 4287 Geometrical Product Specifications (GPS), definitions and surface texture parameters [(Các đặc điểm hình học của sản phẩm (GPS)-Kết cấu bề mặt:Phương pháp profile-Thuật ngữ, định nghĩa và thông số kết cấu bề mặt)]. ISO/TR 9272 Rubber and rubber products-Determination of precision for test method standards (Cao su và các sản phẩm cao su-Xác định độ chụm đối với tiêu chuẩn phương pháp thử). |
Quyết định công bố
Decision number
2668/QĐ-BKHCN , Ngày 01-12-2008
|