Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R8R4R5R4R3*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 4831:2009
Năm ban hành 2009

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Phân tích cảm quan - Phương pháp luận - Phép thử so sánh cặp đôi
Tên tiếng Anh

Title in English

Sensory analysis - Methodology - Paired comparison test
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 5495:2005
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế cho

Replace

Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

67.240 - Phân tích cảm quan
Số trang

Page

29
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):348,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này mô tả qui trình xác định xem có hoặc không có sự khác nhau hoặc giống nhau giữa hai mẫu về cường độ các thuộc tính cảm quan. Phép thử này đôi khi được coi như phép thử sự khác nhau có định hướng hoặc phép thử 2-AFC (Buộc phải lựa chọn thay thế). Trong thực tế, phép thử so sánh cặp đôi là phép thử lựa chọn bắt buộc giữa hai sự lựa chọn.
CHÚ THÍCH Phép thử so sánh cặp đôi là phép thử phân loại hiện hành đơn giản nhất vì chỉ liên quan đến hai mẫu.
Phương pháp này có thể áp dụng khi có sự khác nhau trong một hoặc một vài thuộc tính cảm quan riêng lẻ, có nghĩa là phương pháp này có thể xác định có hay không có sự khác nhau có thể nhận biết được liên quan đến thuộc tính đã cho và yêu cầu về hướng của sự khác nhau, nhưng phương pháp này không đưa ra bất kỳ một chỉ dẫn nào về chừng mực khác nhau này. Khi không có sự khác nhau về thuộc tính đang nghiên cứu không có nghĩa là không có sự khác nhau nào giữa hai sản phẩm.
Phương pháp này chỉ có thể áp dụng nếu các sản phẩm tương đối đồng nhất.
Phương pháp này có hiệu lực khi:
a) để xác định
- khi có sự khác nhau có thể chấp nhận được (phép thử cặp đôi về sự khác biệt) hoặc;
- khi không có sự khác nhau có thể chấp nhận được (phép thử cặp đôi về sự giống nhau), ví dụ: có những sửa đổi về thành phần, qui trình chế biến, bao gói, vận chuyển hoặc bảo quản hoặc
b) để lựa chọn, đào tạo và giám sát người đánh giá
Trước khi bắt đầu phép thử, cần phải biết rằng đây là phép thử một phía (người giám sát phép thử biết trước hướng của sự khác nhau và giả thuyết thay thế ứng với sự tồn tại của sự khác nhau trong hướng mong đợi) hay là phép thử hai phía (người giám sát phép thử không biết trước hướng của sự khác nhau và giả thuyết thay thế ứng với sự tồn tại của sự khác nhau trong hướng nảy hoặc hướng khác).
Phép thử cặp đôi có thể được sử dụng để so sánh hai sản phẩm về sự ưa thích. Các trường hợp khác nhau về cách sử dụng phép thử cặp đôi được nêu trong Hình 1.

CHÚ THÍCH Chỉ có phép thử không cảm quan là được đề cập trong tiêu chuẩn này.
Hình 1 - Các trường hợp khác nhau sử dụng phép thử so sánh cặp đôi
VÍ DỤ 1: (Trường hợp a) Việc sản xuất bánh bích qui đã được điều chỉnh để bánh được giòn hơn. Cần kiểm tra xem việc tăng độ giòn như thế có thể nhận biết được không. Do đó, cần phải kiểm tra sự khác nhau nổi bật để biết sản phẩm mới được cảm nhận là giòn hơn so với sản phẩm thông thường (sản phẩm đối chứng).
VÍ DỤ 2: (Trường hợp b) Nhà sản xuất biết rằng sản phẩm có thể chứa một lượng nhỏ của thành phần làm mất mùi sản phẩm. Do đó nhà sản xuất muốn xác định lượng tối đa có thể chấp nhận được sao cho sự khác nhau về mùi so với sản phẩm đối chứng không chứa thành phần này đủ để cảm nhận được và do đó không có sự đáng tiếc nào xảy ra tiếp theo.
VÍ DỤ 3: (Trường hợp c) Mong muốn để sản xuất món xúp mới và để so sánh hai thành phần cho vị mặn. Vì các lý do giá thành, thì thành phần có cùng nồng độ mà sẽ cho vị mặn nhất là rất cần thiết. Do đó cần cố gắng làm rõ sự khác nhau. Chưa biết trước được thành phần nào sẽ tạo được vị mặn mạnh nhất.
VÍ DỤ 4: (Trường hợp d) Nhà sản xuất chất dẻo, cụ thể là sản xuất chắn bùn ôtô, để tiết kiệm, họ thay chất làm trơn thông thường bằng loại mới, nhưng không muốn công thức của chất dẻo mới có thể cảm nhận được bề mặt trơn hơn hoặc kém hơn so với loại thông thường, vấn đề xác định ở đây là với cùng nồng độ, thì chất làm trơn mới cho cùng mức độ “trơn bề mặt” như sản phẩm thông thường, cần chỉ ra rằng cả hai chất làm trơn là giống nhau về “trơn bề mặt”, nhưng chưa biết trước chất làm trơn nào có thể cho bề mặt trơn nhất.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 5492:1992, Sensory analysis-Vocabulary (Phân tích cảm quan-Từ vựng).
ISO 6658:1985, Sensory analysis-Methodology-General guidance (Phân tích cảm quan-Phương pháp luận-Hướng dẫn chung).
ISO 8586-1:1993, Sensory analysis-General guidance for the selection, training and monitoring of assessors-Part 1:Selected assessors (Phân tích cảm quan-Hướng dẫn chung đối với việc lựa chọn, đào tạo và kiểm soát người đánh giá-Phần 1:Người đánh giá được lựa chọn).
ISO 8586-2:1994, Sensory analysis-General guidance for the selection, training and monitoring of assessors-Part 2:Experts (Phân tích cảm quan-Hướng dẫn chung đối với việc lựa chọn, đào tạo và kiểm soát người đánh giá-Phần 2:Chuyên gia).
ISO 8589:1988, Sensory analysis-General guidance for the design of test rooms (Phân tích cảm quan-Hướng dẫn chung đối với việc thiết kế phòng thử nghiệm).
Quyết định công bố

Decision number

2931/QĐ-BKHCN , Ngày 21-12-2009