Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R5R8R5R2R0*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 4536:2002
Năm ban hành 2002

Publication date

Tình trạng W - Hết hiệu lực (Withdraw)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A01: Quy định chung
Tên tiếng Anh

Title in English

Textiles - Tests for colour fastness - Part A01: General principles of testing
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 105-A01: 1994
IDT - Tương đương hoàn toàn
Thay thế cho

Replace

Thay thế bằng

Replaced by

TCVN 7835-A01:2011
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

59.080.10 - Vật liệu dệt nói chung
Số trang

Page

18
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):216,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1 Tiêu chuẩn này giới thiệu những thông tin chung về phương pháp xác định độ bền màu của vật liệu dệt để hướng dẫn cho người sử dụng. Tiêu chuẩn này cũng trình bày cách sử dụng và giới hạn sử dụng của các phương pháp, định nghĩa một số thuật ngữ, đưa ra nguyên tắc chung của các phương pháp và giải thích nội dung các mục của phương pháp, Qui trình chung của các phương pháp được phân tích ngắn gọn.
1.2 Độ bền màu là khả năng bền vững màu của vật liệu với các tác nhân khác nhau mà vật liệu dệt có thể phải chịu tác động trong quá trình sản xuất và sử dụng sau này. Cấp bền màu được đánh giá bằng các cấp màu qua sự thay đổi màu và sự dây màu lên vải thử kèm chưa nhuộm. Các thay đổi khác có thể thấy được của vật liệu dệt sau thử nghiệm, ví dụ như ảnh hưởng bề mặt, thay đổi độ bóng hoặc độ co, có thể coi như là các chỉ tiêu riêng biệt và được ghi lại đầy đủ. Bất kỳ xơ tự do nào từ mẫu dính vào vải thử kèm sẽ được bỏ đi trước khi đánh giá sự dây màu.
1.3 Các phương pháp thử này có thể được sử dụng không chỉ để đánh giá độ bền màu của vật liệu dệt mà còn dùng để đánh giá độ bền màu của thuốc nhuộm. Khi một phương pháp được sử dụng như vậy, thuốc nhuộm được đưa vào vật liệu dệt theo các cường độ màu qui định bởi các qui định cho trước và sau đó vật liệu được thử theo cách thông thường.
1.4 Hầu hết các trường hợp, mỗi phương pháp thử liên quan tới độ bền màu với một tác nhân. Trường hợp thử với nhiều tác nhân theo mục đích riêng, trong từng trường hợp riêng, thì phương pháp và thứ tự áp dụng sẽ thay đổi tương ứng. Với kinh nghiệm và quá trình phát triển trong thực tiễn, sau này sẽ thiết lập được các qui trình trong đó có hai hoặc nhiều tác nhân kết hợp.
1.5 Điều kiện thử được lựa chọn để tương ứng với quá trình xử lý thường được sử dụng trong sản xuất và các điều kiện sử dụng thông thường. Tại cùng thời điểm, chúng được duy trì một cách đơn giản và lặp lại tới mức có thể. Vì không hy vọng rằng các phép thử sẽ có các điều kiện giống với các điều kiện mà ở đó vật liệu dệt được xử lý hoặc sử dụng, độ bền màu nên được hiểu theo yêu cầu riêng của mỗi người sử dụng. Tuy nhiên, chúng cũng cung cấp một cơ sở chung để thử và báo cáo về độ bền màu.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 5466:2002 (ISO105-A02:1993) Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần A02:Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
TCVN 5467:2002 (ISO105-A03:1993) Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần A03:Thang màu xám để đánh giá sự dây màu.
ISO 105-A04:1989, Textiles-Tests for colour fastness-Part A04:Method for the instrumental assessment of the degree of staining of adjacent fabrics. (Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần A04:Phương pháp đánh giá sự dây màu của vải thử kèm bằng thiết bị).
ISO 105-A05:1996, Textiles-Tests for colour fastness-Part A05:Method for the instrumental assessment of the change in colour of a test specimen. (Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần A05:Phương pháp đánh giá sự thay đổi màu của mẫu thử bằng thiết bị).
ISO105-B01:1994 Textiles-Test for colour fastness-Part B01:Colour fastness to light:Daylight (Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần B01:Độ bền màu với ánh sáng:Ánh sáng ban ngày).
ISO105-B02:1994 Textiles-Test for colour fastness-Part B02:Colour fastness to artificial light:Xenon arc fading lamp test. (Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần B02:Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo:Thử bằng đèn Xenon).
TCVN 5468:1991 (ISO105-B03:1988) Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần B03:Độ bền màu đối với thời tiết:Phơi ngoài trời.
TCVN 5469:1991 (ISO105-B04:1988) Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần B04:Độ bền màu đối với thời tiết:Đèn Xenon.
ISO105-B06:1992 Textiles-Tests for colour fastness-Part B06:Colour fastness to artificial light at high temperature:Xenon arc fading lamp test. (Vật liệu dệt-Phương pháp xác định độ bền màu-Phần B06:Độ bền màu đối với ánh sáng nhân tạo ở nhiệt độ cao:Thử bằng đèn Xenon).
TCVN 1748:1991 (ISO139:1973) Vật liệu dệt-Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.
TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm-Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Quyết định công bố

Decision number

2926/ QĐ/ BKHCN , Ngày 30-12-2008
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC 38 Vật liệu dệt