Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R0R7R4R7R1R1*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 312-2:2007
Năm ban hành 2007

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Vật liệu kim loại - Thử va đập kiểu con lắc Charpy - Phần 2: Kiểm định máy thử
Tên tiếng Anh

Title in English

Metallic materials - Charpy pendulum impact test - Part 2: Verification of test machines
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 148-2:1998
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

77.040.10 - Thử nghiệm cơ học kim loại
Số trang

Page

22
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):264,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này qui định việc kiểm định các phần kết cấu của máy thử va đập kiểu con lắc Charpy. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy thử có bán kính mũi búa là 2 mm hoặc 8 mm được sử dụng trong con lắc để thực hiện các phép thử va đập, ví dụ như, theo TCVN 312-1.
Tiêu chuẩn này được áp dụng tương tự cho các máy thử va đập kiểu con lắc có công suất và thiết kế khác.
Các máy thử va đập được sử dụng cho phép thử vật liệu kim loại trong công nghiệp công dụng chung hoặc để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn này được chỉ dẫn như là máy thử trong công nghiệp. Các yêu cầu chặt chẽ hơn được áp dụng cho các máy thử chuẩn. Các qui định kỹ thuật để kiểm định các máy chuẩn được trình bày trong TCVN 312-3.
Tiêu chuẩn này mô tả hai phương pháp kiểm định:
a) Phương pháp trực tiếp là phương pháp tĩnh và bao gồm phép đo các phần tới hạn của máy để đảm bảo máy đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Thiết bị kiểm định phải có chứng nhận liên kết với hệ thống đơn vị Quốc tế. Phương pháp trực tiếp được sử dụng khi lắp đặt hoặc sửa chữa máy, hoặc khi sử dụng phương pháp gián tiếp cho kết quả không phù hợp.
b) Phương pháp gián tiếp là phương pháp động và sử dụng các mẫu thử chuẩn để kiểm định các điểm trên thang đo.
Một máy thử va đập kiểu con lắc không tuân theo tiêu chuẩn này nếu không được kiểm định bằng cả hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp.
Yêu cầu cho các mẫu thử chuẩn xem trong TCVN 312-3.
CHú THíCH: Tiêu chuẩn này xét đến tổng năng lượng hấp thụ trong mặt gẫy của mẫu thử, sử dụng phương pháp gián tiếp. Tổng năng lượng hấp thụ này bao gồm: 1) năng lượng cần để làm gẫy mẫu thử và 2) nội năng bị mất của máy thử va đập kiểu con lắc khi thực hiện nửa biên độ lắc đầu tiên tính từ vị trí ban đầu. Nội năng bị mất do:
a) Lực cản không khí, ma sát ổ trượt của các trục quay và kim chỉ số của con lắc, được xác định bằng phương pháp trực tiếp (xem 9.4).
b) Sự va đập của nền móng, sự rung của khung và con lắc ch-a được xác định bằng các phương pháp đo và thiết bị thích hợp.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 312-1:2007 (ISO 148-1:2006), Vật liệu kim loại-Thử va đập kiểu con lắc Charpy-Phần 1:Phương pháp thử.
TCVN 312-3:2007 (ISO 148-3:1998), Vật liệu kim loại-Thử va đập kiểu con lắc Charpy-Phần 3:Chuẩn bị và đặc tính mẫu thử chuẩn Charpy V dùng để kiểm định máy thử.
Quyết định công bố

Decision number

3271/QĐ-BKHCN , Ngày 31-10-2007