Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R8R8R1R0R4*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 13668-3:2023
Năm ban hành 2023

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Chất lượng đất – Quy trình ngâm chiết để thử nghiệm hóa học và độc học sinh thái đối với đất và các vật liệu giống đất – Phần 3: Phép thử dòng thẩm thấu ngược
Tên tiếng Anh

Title in English

Soil quality – Leaching procedures for subsequent chemical and ecotoxicological testing of soil and soil–like materials – Part 3: Up–flow percolation test
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 21268-3:2019
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.080.05 - Xét nghiệm đất nói chung, bao gồm cả lấy mẫu
Số trang

Page

42
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 168,000 VNĐ
Bản File (PDF):504,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định phép thử để xác định đặc điểm ngâm chiết các chất hữu cơ và vô cơ từ mẫu đất và các vật liệu giống đất. Phương pháp này là một thử nghiệm thẩm thấu ngược qua một lần trong các điều kiện đã chuẩn hóa tốc độ dòng. Vật liệu được ngâm chiết trong điều kiện thủy lực động. Tiêu chuẩn này dùng để đo sự chiết ra các chất vô cơ và hữu cơ từ đất và vật liệu giống đất cũng như tạo ra các dịch rửa giải để thử nghiệm độc học sinh thái tiếp theo. Để kiểm tra độc học sinh thái, xem ISO 15799 và ISO 17616. Kết quả thử nghiệm cho phép phân biệt giữa các dạng chiết ra khác nhau, ví dụ ngâm chiết và chiết ra dưới ảnh hưởng của sự tương tác với chất nền, khi đạt được trạng thái cân bằng cục bộ giữa vật liệu và dịch ngâm chiết.
Phương pháp thử này tạo ra dịch rửa giải, sau đó có thể được đặc trưng bởi các phương pháp vật lý, hóa học và độc học sinh thái phù hợp với các phương pháp chuẩn hiện có. Kết quả phân tích dịch rửa giải được thể hiện theo dạng hàm số của tỷ lệ chất lỏng/chất rắn (L/S). Thử nghiệm này không phù hợp với các chất dễ bay hơi ở điều kiện môi trường xung quanh.
CHÚ THÍCH 1: Các chất hữu cơ dễ bay hơi bao gồm các chất có khối lượng phân tử thấp trong các hỗn hợp như dầu khoáng.
CHÚ THÍCH 2: Không phải lúc nào cũng có thể tối ưu hóa đồng thời các điều kiện thử nghiệm đối với các chất vô cơ và hữu cơ và các điều kiện thử nghiệm tối ưu cũng có thể khác nhau giữa các nhóm chất hữu cơ khác nhau. Các yêu cầu thử nghiệm đối với các chất hữu cơ thường nghiêm ngặt hơn so với các yêu cầu đối với các chất vô cơ. Các điều kiện thử nghiệm thích hợp để đo sự chiết ra các chất hữu cơ thường có thể được áp dụng cho các chất vô cơ.
CHÚ THÍCH 3: Trong phân loại các chất hữu cơ, có sự khác biệt đáng kể giữa biểu hiện của các hợp chất phân cực hơn, hòa tan tương đối trong nước và các chất hữu cơ kỵ nước (HOC) không phân cực. Trong trường hợp các hợp chất HOC, các cơ chế chiết ra (ví dụ liên kết hạt hoặc liên kết cacbon hữu cơ hòa tan) có thể là chủ yếu như thất thoát hấp thụ của các HOC hòa tan trên các vật liệu khác nhau mà chúng tiếp xúc (ví dụ: bình, bộ lọc). Phép thử và kết quả chỉ được sử dụng để ngâm chiết các chất hữu cơ khi đã xem xét kỹ về các đặc tính cụ thể của chất cần xác định và các vấn đề tiềm ẩn liên quan.
CHÚ THÍCH 4: Đối với thử nghiệm độc học sinh thái, các dịch rửa giải cần tách ra được các chất vô cơ và hữu cơ. Trong tiêu chuẩn này, thử nghiệm độc học sinh thái có nghĩa là bao gồm phép thử độc tính gen.
CHÚ THÍCH 5: Thử nghiệm này thường không phù hợp với mẫu đất có độ dẫn điện thủy lực dưới 10-8 m/s (xem thêm Phụ lục B). Có thể khó duy trì lưu lượng dòng quy định sẵn có trong khoảng độ dẫn thủy lực bão hòa từ 10-7 m/s đến 10-8 m/s.
Chỉ áp dụng phương pháp thử này là không đủ để xác định tính ngâm chiết của vật liệu ở các điều kiện quy định khác với các điều kiện của quy trình thử nghiệm, vì vậy xác định đặc tính thường yêu cầu áp dụng một số phương pháp thử, mô hình hóa và đánh giá xác nhận mô hình. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn mà chỉ xác định các đặc tính ngâm chiết như trong Điều 4.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 6663-3 (ISO 5667-3), Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3:Bảo quản và xử lý mẫu nước
TCVN 6492 (ISO 10523), Chất lượng nước – Xác định độ pH
TCVN 6648 (ISO 11465), Chất lượng đất – Xác định hàm lượng chất khô và hàm lượng nước theo khối lượng-Phương pháp khối lượng
TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 1:Nguyên tắc và định nghĩa chung
TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 2:Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn
TCVN 12402-1 (ISO 7027-1), Chất lượng nước – Xác định độ đục – Phần 1:Phương pháp phân tích định lượng
Quyết định công bố

Decision number

673/QĐ-BKHCN , Ngày 11-04-2023
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC 190 - Chất lượng đất