Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R7R1R5R8R8*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 13184:2020
Năm ban hành 2020

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Thu giữ, vận chuyển và lưu giữ địa chất cacbon đioxit – Lưu giữ địa chất
Tên tiếng Anh

Title in English

Carbon dioxide capture, transportation and geological storage – Geological storage
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 27914:2017
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.020.40 - Sự ô nhiễm, điều khiển sự ô nhiễm và giữ gìn môi trường
Số trang

Page

80
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 320,000 VNĐ
Bản File (PDF):960,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này:
a) Thiết lập các yêu cầu và khuyến nghị cho việc lưu giữ địa chất các dòng CO2 với mục đích thúc đẩy lưu giữ cacbon đioxit thương mại một cách an toàn và dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro cho môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sức khỏe của con người.
b) Áp dụng cho việc lưu giữ địa chất trên bờ và ngoài khơi trong các tầng chứa địa chất có tính thấm và rỗng, bao gồm cả các vỉa chứa hydrocacbon nơi dòng khí CO2 không được bơm vào cho mục đích khai thác hoặc lưu giữ hydrocacbon kết hợp với CO2-EOR.
c) Bao gồm các hoạt động liên quan đến sàng lọc và lựa chọn địa điểm, mô tả đặc điểm, thiết kế, xây dựng và vận hành các địa điểm lưu giữ và chuẩn bị cho việc đóng cửa địa điểm.
d) Công nhận rằng sự lựa chọn và quản lý địa điểm là duy nhất cho từng dự án và phải giải quyết các rủi ro và độ không đảm bảo về kỹ thuật trên cơ sở địa điểm cụ thể.
e) Xác nhận rằng phải yêu cầu việc cấp phép và phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian hoạt động của dự án, bao gồm cả giai đoạn đóng cửa, mặc dù quy trình cấp phép không được bao gồm trong tiêu chuẩn này.
f) Cung cấp các yêu cầu và khuyến nghị để quản lý rủi ro và phát triển hệ thống quản lý, sự gắn kết của cộng đồng và các bên liên quan khác, đánh giá rủi ro cũng như trao đổi thông tin về rủi ro.
g) Không áp dụng cho việc sửa đổi, giải thích hoặc hủy bỏ thay thế bất cứ quy định, hiệp ước, biên bản hoặc thiết bị không được quy định áp dụng cho các hoạt động được đề cập trong tiêu chuẩn này.
h) Không áp dụng để sửa đổi hoặc sửa đổi bất cứ quyền hoặc lợi ích tài sản nào trên mặt đất hoặc dưới mặt đất (bao gồm cả quyền khai thác), hoặc bất cứ hợp đồng hoặc thỏa thuận thương mại nào có liên quan đến tài sản này.
Vòng đời của dự án lưu giữ địa chất CO2 bao gồm tất cả các khía cạnh, các khoảng thời gian và các giai đoạn của dự án mà từ đó dẫn đến dự án được khởi tạo (bao gồm các giai đoạn sàng lọc, lựa chọn địa điểm, xác định đặc điểm, đánh giá, nghiên cứu kỹ thuật, cấp phép và xây dựng), cho đến khi bắt đầu bơm và các hoạt động tiếp theo cho đến khi ngừng bơm và đạt đỉnh trong khoảng thời gian sau bơm, bao gồm cả khoảng thời gian đóng cửa. Hình 1 minh họa những giới hạn của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 1: Tiêu chuẩn này không đưa ra bất cứ khoảng thời gian sau đóng cửa nào hoặc các yêu cầu cho khoảng thời gian sau đóng cửa theo quy định. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho:
– Khoảng thời gian sau đóng cửa,
– Bơm CO2, để tăng cường khai thác hydrocacbon hoặc để lưu giữ liên quan đến CO2-EOR,
– Thải bỏ các khí axit khác, trừ khi chúng là một phần của dòng CO2,
– Thải bỏ chất thải và các vật liệu khác được thêm vào với mục đích thải bỏ,
– Bơm và lưu giữ CO2 trong than đá, đá bazan, đá phiến và muối, hoặc
– Lưu giữ ngầm sử dụng mọi hình dạng của vật chứa được chôn lấp.
CHÚ THÍCH 2: Tiêu chuẩn này có thể không phù hợp với các dự án nghiên cứu, ví dụ, những dự án có mục tiêu chính là để thử các công nghệ và phương pháp theo dõi.
CHÚ THÍCH 3: Khoảng thời gian đóng trong tiêu chuẩn này không trùng với giai đoạn sau đóng cửa theo cách định nghĩa trong quy định của EU. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không liên quan đến chuyển giao trách nhiệm.
Quyết định công bố

Decision number

4024/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2020
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC265