Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R7R0R5R4R3*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 12967:2020
Năm ban hành 2020

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Âm học – Tiếng ồn phát ra từ máy và thiết bị – Xác định mức áp suất âm phát ra tại vị trí làm việc và tại các vị trí quy định khác từ mức công suất âm
Tên tiếng Anh

Title in English

Acoustics – Noise emitted by machinery and equipment – Determination of emission sound pressure levels at a work station and at other specified positions from the sound power level
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 11203:1995
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

17.140.20 - Tiếng ồn do máy và thiết bị
Số trang

Page

16
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):192,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1 Tổng quan
Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định mức áp suất âm phát ra của máy và thiết bị, tại vị trí làm việc và tại các vị trí quy định khác gần đó, bằng cách tính toán từ mức công suất âm. Mục đích chính của việc xác định này là cho phép so sánh hiệu suất của các máy/thiết bị khác nhau trong một dòng máy hoặc thiết bị cụ thể, trong các điều kiện môi trường xác định và điều kiện lắp đặt và vận hành được chuẩn hóa.
Dữ liệu thu được cũng có thể được sử dụng để công bố và kiểm tra xác nhận các mức áp suất âm phát ra theo quy định tại ISO 4871.
Các mức áp suất âm phát ra được xác định với cùng trọng số tần số và trọng số thời gian, hoặc trong cùng các dải tần số, như khi xác định các mức công suất âm.
CHÚ THÍCH 1: Nội dung của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác có liên quan được tóm tắt trong Bảng 1 của TCVN 12964 (ISO 11200).
CHÚ THÍCH 2: Tại bất kỳ vị trí nhất định nào liên quan đến một máy cụ thể và trong các điều kiện lắp đặt và vận hành nhất định, các mức áp suất âm phát ra được xác định theo phương pháp đưa ra trong tiêu chuẩn này thường thấp hơn các mức áp suất âm được đo trực tiếp cho cùng máy đó trong không gian làm việc nơi nó thường được sử dụng. Điều này là do ảnh hưởng từ độ vang và từ các máy khác. ISO/TR 11690-3 đưa ra một phương pháp tính toán mức áp suất âm trong khu vực lân cận của máy đang vận hành một mình trong không gian làm việc. Độ chênh lệch quan sát được thường từ 1 dB đến 5 dB, nhưng trong một số ít trường hợp, độ chênh lệch này có thể lớn hơn.
1.2 Các loại tiếng ồn và nguồn ồn
Về mặt nguyên tắc, tiêu chuẩn này có thể áp dụng với các máy di chuyển hoặc cố định, dùng trong nhà hoặc ngoài trời, đặc biệt là với các máy được sản xuất hàng loạt. Các phương pháp được đưa ra trong tiêu chuẩn này không áp dụng cho các nguồn âm có tính định hướng cao được sử dụng ngoài trời.
Tiêu chuẩn này đặc biệt áp dụng cho các máy có kích thước lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1 m. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các máy có kích thước lớn hơn trong một số trường hợp nhất định (xem 6.2.3).
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các loại tiếng ồn được quy định trong ISO 2204 và TCVN 12970 (ISO 12001), trong đó đã quy định các phương pháp xác định mức công suất âm.
1.3 Môi trường thử
Môi trường thử được sử dụng là môi trường được quy định khi xác định mức công suất âm theo các tiêu chuẩn thuộc nhóm ISO 3740 hoặc TCVN 12179 (ISO 9614).
1.4 Các vị trí quy định
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vị trí làm việc và các vị trí quy định khác trong khu vực lân cận của nguồn được thử nơi cần xác định mức áp suất âm phát ra.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các vị trí làm việc và các vị trí quy định khác nằm trong khoang vỏ hoặc cabin, hoặc phía sau một màn chắn.
Một vị trí làm việc có thể là một điểm duy nhất, tương ứng với vị trí quy định của người vận hành đứng hoặc ngồi. Vị trí cũng có thể là một đường di chuyển cụ thể.
CHÚ THÍCH 3: Các thông số kỹ thuật cụ thể về người vận hành ngồi, đứng, cố định hoặc di chuyển, cũng như thông tin liên quan đến người không liên quan, được đưa ra trong TCVN 12965 (ISO 11201).
1.5 Lĩnh vực áp dụng cụ thể của từng phương pháp
Thông tin cụ thể về lĩnh vực áp dụng của từng phương pháp được mô tả trong mục 6.2.2 và 6.2.3 của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
ISO 2204:1979, Acoustics – Guide to International Standards on the measurement of airborne acoustical noise and evaluation of its effects on human beings (Âm học – Hướng dẫn về Tiêu chuẩn quốc tế đo tiếng ồn âm không khí và đánh giá tác động của nó đối với con người).
ISO 3741:1988, Acoustics – Determination of sound power levels and sound energy levels of noise sources using sound pressure – Precision methods for reverberation test rooms (Âm học – Xác định mức công suất âm và mức năng lượng âm của các nguồn ồn bằng áp suất âm – Phương pháp chính xác cho phòng thử âm vang).
ISO 3742:1988, Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources – Precision methods for discrete-frequency and narrow-band sources in reverberation rooms (Âm học – Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn – Phương pháp chính xác cho các nguồn có tần số rời rạc và các nguồn có dải hẹp trong phòng vang).
ISO 3743-1:1994, Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources – Engineering methods for small, movable sources in reverberant fields – Part 1:Comparison method for a hard-walled test room ( Âm học – Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn – Phương pháp kỹ thuật đối với các nguồn ồn nhỏ, di động trong trường âm vang – Phần 1:Phương pháp so sánh cho các phòng thử có tường cứng).
ISO 3743-2:1994, Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure – Engineering methods for small, movable sources in reverberant fields – Part 2:Methods for special reverberation test rooms (Âm học – Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn bằng áp suất âm – Phương pháp kỹ thuật đối với các nguồn ồn nhỏ, di động trong trường âm vang – Phần 2:Phương pháp cho các phòng thử âm vang đặc biệt).
ISO 3744:1994, Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure – Engineering methods in an essentially free field over a reflecting plane (Âm học – Xác định các mức công suất âm của các nguồn ồn bằng áp suất âm – Phương pháp kỹ thuật trong một trường tự do gần đúng trên bề mặt phản xạ).
ISO 3745:1977, Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources – Precision methods for anechoic rooms and hemi-anechoic rooms (Âm học – Xác định các mức công suất âm của các nguồn ồn – Phương pháp chính xác cho các phòng câm và bán câm).
ISO 3746:1995, Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources using sound pressure – Survey method using an enveloping measurement surface over a reflecting plane (Âm học – Xác định mức công suất âm của nguồn phát thông qua áp suất âm – Phương pháp khảo sát sử dụng một bề mặt đo bao bọc một mặt phản xạ).
TCVN 12179- (ISO 9614-1), Âm học – Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm – Phần 1:Đo tại các điểm rời rạc.
TCVN 12179-2 (ISO 9614-2), Âm học – Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm – Phần 2:Đo bằng cách quét.
TCVN 12964 (ISO 11200), Âm học – Tiếng ồn phát ra từ máy và thiết bị – Hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức áp suất âm phát ra tại vị trí làm việc và tại các vị trí quy định khác.
TCVN 12970 (ISO 12001), Âm học – Tiếng ồn phát ra từ máy và thiết bị – Quy tắc soạn thảo và trình bày mã thử tiếng ồn.
TCVN 12527 (IEC 61672), Điện âm – Máy đo mức âm.
IEC 804:1985, Integrating averaging sound level meters (Máy đo mức âm trung bình tương đương).
IEC 942:1988, Sound calibrators (Thiết bị hiệu chuẩn âm).
IEC 1260:Electroacoustics – Octave-band and fractional-octave-band filters. (Điện âm – Bộ lọc dải một octa và phân đoạn dải octa).
Quyết định công bố

Decision number

4023/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2020
Cơ quan biên soạn

Compilation agency

TCVN/TC 43