Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R5R0R2R3R1*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 12179-2:2017
Năm ban hành 2017

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Âm học – Xác định mức công suất âm của các nguồn ồn sử dụng cường độ âm – Phần 2: Đo bằng cách quét
Tên tiếng Anh

Title in English

Acoustics – Determination of sound power levels of noise sources using sound intensity – Part 2: Measurement by scanning
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 9614-2:1996
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

17.140.01 - Các phép đo âm học và độ ồn nói chung
Số trang

Page

32
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 200,000 VNĐ
Bản File (PDF):384,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

1.1 Tiêu chuẩn này qui định phương pháp đo thành phần của cường độ âm pháp tuyến với bề mặt đo được chọn sao cho bao quanh (các) nguồn ồn có mức công suất âm được xác định.
Sự tích phân theo bề mặt của thành phần cường độ pháp tuyến với bề mặt đo được ước tính bằng cách chia nhỏ bề mặt đo thành các phần nhỏ liền kề nhau, và quét đầu đo cường độ qua từng phần nhỏ dọc theo đường liên tục bao phủ phạm vi của phần nhỏ đó. Thiết bị đo xác định thành phần cường độ pháp tuyến trung bình và bình phương áp suất âm trung bình trên khoảng thời gian của mỗi lần quét. Có thể thực hiện thao tác quét thủ công hoặc bằng hệ thống cơ học.
Mức công suất âm được lấy trọng số trong dải tần số giới hạn được tính từ các giá trị dải một phần ba octa hoặc một octa đo được. Phương pháp này có thể áp dụng cho các nguồn mà có thể xác định bề mặt đo cố định về mặt vật lý, và trên đó tiếng ồn phát ra từ nguồn thử và từ các nguồn từ bên ngoài đáng kể khác là cố định đúng thời điểm, như định nghĩa tại 3.13. Nguồn ồn được xác định theo sự lựa chọn bề mặt đo. Phương pháp này có thể áp dụng tại chỗ, hoặc trong các môi trường thử có mục đích đặc biệt.
Tiêu chuẩn này qui định các qui trình bổ sung, được mô tả tại Phụ lục B, áp dụng cùng phép xác định công suất âm. Sử dụng các kết quả để chỉ ra chất lượng của phương pháp xác định, và cấp chính xác của phương pháp. Nếu chất lượng cho thấy không đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này, thì sửa đổi qui trình thử theo cách được chỉ ra.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các dải tần số mà công suất âm của nguồn cho thấy là giá trị âm đối với phép đo.
1.2 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các nguồn đặt tại bất kỳ môi trường nào mà không quá thay đổi theo thời gian làm giảm cấp chính xác của phép đo cường độ âm đến mức không chấp nhận được, và cũng không phải là đối tượng đo cường độ đối với các dòng khí có tốc độ hoặc độ không ổn định không chấp nhận được (xem 5.2.2, 5.3 và 5.4).
Trong một số trường hợp, cho thấy các điều kiện thử là quá bất lợi để có thể đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Khi các mức tiếng ồn từ bên ngoài có thể vượt quá chỉ số khả năng động của thiết bị đo hoặc có thể thay đổi quá mức trong quá trình thử. Trong các trường hợp như vậy, phương pháp nêu trong tiêu chuẩn này là không phù hợp để xác định mức công suất âm của nguồn.
CHÚ THÍCH 1: Các phương pháp khác (ví dụ phương pháp xác định các mức công suất âm từ các mức rung bề mặt như mô tả trong ISO/TS 7849), có thể phù hợp hơn.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
IEC 942, Sound calibrators (Bộ hiệu chuẩn âm).
IEC 1043, Electroacoustics – Instruments for the measurement of sound intensity – Measurements with pairs of pressure sensing microphones. (Điện âm – Thiết bị dùng cho phép đo cường độ âm – Phép đo bằng các cặp micro cảm ứng áp suất).
Quyết định công bố

Decision number

3940/QĐ-BKHCN , Ngày 29-12-2017
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC 43Âmhọc