Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R4R6R1R2R8*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 11966:2017
Năm ban hành 2017

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Phương pháp thử tại chỗ cho hệ thống phin lọc hiệu suất cao trong các cơ sở công nghiệp
Tên tiếng Anh

Title in English

In situ test methods for high efficiency filter systems in industrial facilities
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 16170:2016
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

91.140.30 - Hệ thống hơi và điều hòa không khí
Số trang

Page

48
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 192,000 VNĐ
Bản File (PDF):576,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này qui định các phương pháp thử tại chỗ sử dụng các phin lọc không khí dạng hạt hiệu suất cao để giới hạn sự phát thải vào môi trường (ví dụ: từ cơ sở hạt nhân hoặc cơ sở có xả thải sol khí của sinh vật hoặc chất độc hại). Phương pháp này áp dụng cho những nơi có sử dụng các hệ thống lắp đặt các phin lọc này để làm sạch không khí thải trước khi xả vào môi trường từ các hệ thống lắp đặt công nghiệp (bao gồm cả cơ sở hạt nhân) nơi mà các vật liệu độc hại/phóng xạ/sinh học được xử lý hoặc được chế biến.
Tiêu chuẩn này không quy định các phương pháp đã ứng dụng trong TCVN 8664-3 (ISO 14644-3).
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này bao gồm cả hai phương pháp chi tiết, một trong hai phương pháp áp dụng cho việc thử nghiệm định kỳ của các phin lọc hiệu suất cao mà được sử dụng trong các ứng dụng cần thiết nhằm bảo vệ môi trường, như công nghiệp hạt nhân.
Trong trường hợp các ứng dụng hạt nhân, có thể áp dụng tiêu chuẩn này cho các hệ thống lắp đặt đã đề cập trong ISO 17873 (các ứng dụng khác với lò phản ứng hạt nhân) và ISO 26802 (các lò phản ứng hạt nhân).
Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp không tương đương nhưng liên quan đến các yêu cầu được viện dẫn bằng các kết quả thử nghiệm. Trong các trường hợp cụ thể, việc lựa chọn phương pháp nào trong hai phương pháp đã thông qua phụ thuộc vào việc kết quả có yêu cầu phép thử tính toàn vẹn hoặc yêu cầu phép thử tính năng hiệu suất theo luật định hay không.
Đối với các công nghiệp xử lý hoặc chế biến vật liệu phóng xạ hoặc vật liệu độc hại có tăng nguy cơ về phát thải tiềm ẩn, mục tiêu chính của các phép thử này là khẳng định rằng hệ thống lắp đặt phin lọc là phù hợp với mục đích. Trong trường hợp của các phép thử tính toàn vẹn (Phụ lục B), mục đích là để khẳng định rằng có thể không có sự rò rỉ đáng kể của sol khí độc hại thông qua hệ thống lắp đặt phin lọc.
Trong trường hợp các phép thử tính toán hiệu suất (Phụ lục C), phép thử được thiết kế để thực hiện phép đo tính chính xác của hệ số khử nhiễm bẩn tương ứng với khoảng kích thước MPPS của hạt.
Phương pháp chuẩn được mô tả trong Phụ lục B (phép thử tính toàn vẹn) yêu cầu sol khí thử nghiệm của các hạt dầu phân tán chủ yếu có khoảng kích thước dưới micromet. Phương pháp này là ổn định trong suốt quy trình thử nghiệm và tương thích với các hợp phần của hệ thống lắp đặt khác. Đo các nồng độ hạt theo thời gian thực bằng thiết bị tán xạ ánh sáng (các detector quang học).
Phương pháp chuẩn được mô tả trong Phụ lục C (phép thử tính toán hiệu suất) yêu cầu các hạt sol khí có khoảng kích thước hẹp ở giữa khoảng kích thước MPPS đối với phương tiện lọc HEPA. Đo nồng độ của chúng ở cả trước và sau phin lọc bằng phân tích huỳnh quang của dung dịch lỏng thu được bằng cách rửa các màng lọc lấy mẫu.
Cần lưu ý rằng các yêu cầu đối với phép thử tính toán hiệu suất cũng bao gồm các yêu cầu của một phép thử tính toàn vẹn, đây được coi là một yêu cầu tối thiểu.
Các phương pháp thử nghiệm được xây dựng trong tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu tính năng tại chỗ khác như độ bền cơ học, chống vỡ hoặc chịu ẩm. Các hệ thống cụ thể vận hành ở nhiệt độ cao hoặc với các dòng thải đặc biệt có thể yêu cầu các phương pháp thử riêng biệt.
Thiết kế kỹ thuật của các hệ thống lắp đặt phin lọc HEPA và ULPA không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Trong trường phin lọc cho các ứng dụng thông gió chung, ISO 29462 là sự mô tả chi tiết và toàn diện về phương pháp sử dụng các phương pháp quét và phương pháp đếm hạt để đánh giá tính năng của phin lọc theo hiệu suất cấp hạt, cũng như sự giảm áp. Một phương pháp và quy trình như vậy sẽ không áp dụng được cho các hệ thống lắp đặt hạt nhân nơi cần sự định lượng hệ số khử nhiễm bẩn theo kích thước MPPS.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 7944 (ISO 2889), An toàn bức xạ-Các nguyên tắc chung về lấy mẫu chất phóng xạ trong không khí
TCVN 8664-3:2011 (ISO 14644-3-2005), Phòng sạch và môi trường được kiểm soát liên quan-Phần 3:Phương pháp thử.
TCVN 11487-1 (ISO 29463-1), thử tính năng và ghi nhãn.
ISO 17873, Nuclear facilities – Criteria for the design and operation of ventilation systems for nuclear installations other than nuclear reactor (Cơ sở hạt nhân-Các tiêu chí để thiết kế và vận hành các hệ thống thông gió trừ lò phản ứng hạt nhân).
ISO 26802, Nuclear facilities – Criteria for the design and the operation of containment and ventilation systems for nuclear reactors (Cơ sở hạt nhân-Các tiêu chí để thiết kế và vận hành của boong ke và các hệ thống thông gió cho các cơ sở hạt nhân trừ lò phản ứng hạt nhân).
Quyết định công bố

Decision number

3957/QĐ-BKHCN , Ngày 29-12-2017
Ban kỹ thuật

Technical Committee

TCVN/TC 142Thiếtbịlàmsạchkhôngkhívàcáckhíkhác