Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R4R5R4R2R8*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 11864:2017
Năm ban hành 2017

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Phương pháp định lượng trong cải tiến quá trình – Six sigma – Năng lực của nhân sự chủ chốt và tổ chức khi triển khai six sigma và lean
Tên tiếng Anh

Title in English

Quantitative methods in process improvement - Six Sigma - Competencies for key personnel and their organizations in relation to Six Sigma and Lean implementation
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 18404:2015
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

03.120.30 - Áp dụng các phương pháp thống kê
Số trang

Page

61
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 244,000 VNĐ
Bản File (PDF):732,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này đưa ra các phương pháp cơ bản đối với lấy mẫu vật liệu đống dạng hạt (như quặng, khoáng chất cô đặc, than đá, hóa chất công nghiệp dạng bột và dạng hạt, và các sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc) từ dòng nguyên liệu chuyển động và tình trạng tĩnh, bao gồm cả lấy mẫu băng chuyền dừng, để cung cấp mẫu cho việc đo một hoặc nhiều biến số theo cách thức không chệch và với độ chụm đã biết. Các biến được đo bằng phân tích hóa học và/hoặc thử vật lý. Các phương pháp lấy mẫu áp dụng được cho vật liệu này đòi hỏi việc kiểm tra để xác nhận sự phù hợp với quy định kỹ thuật của sản phẩm hoặc yêu cầu của hợp đồng, để tính giá trị trung bình lô của đại lượng đo được làm cơ sở cho thỏa thuận giữa các đối tác thương mại, hoặc để ước lượng tập hợp các biến và phương sai mô tả hệ thống hoặc quy trình. Lấy mẫu băng tải dừng là phương pháp quy chiếu dựa vào đó để so sánh với các quy trình lấy mẫu khác. Lấy mẫu động từ dòng chuyển động là phương pháp ưu tiên theo đó dụng cụ lấy mẫu (gọi là dụng cụ cắt) đi qua dòng vật liệu dạng hạt. Toàn bộ mặt cắt ngang của dòng chuyển động có thể được lấy làm mẫu sơ cấp cấp một tại một điểm truyền của băng tải với dụng cụ lấy mẫu dòng rót từ trên xuống, hoặc lấy khỏi băng tải bằng dụng cụ lấy mẫu ngang băng tải. Trong cả hai trường hợp, việc lựa chọn và tách mẫu sơ cấp có thể được mô tả bằng mô hình lấy mẫu động một chiều. Lấy mẫu tĩnh vật liệu dạng đống từ các trạng thái tĩnh, như kho dự trữ, tàu hoặc toa xe, khoang chứa của tàu thuyền, sà lan, hầm chứa, và ngay cả những chỗ chứa thể tích nhỏ, chỉ được sử dụng khi không thể lấy mẫu từ dòng chuyển động. Việc lấy mẫu như vậy từ các lô ba chiều dễ dẫn đến sai số hệ thống, vì một số phần của lô thường có ít hoặc không có cơ hội được lấy cho mẫu gộp. Điều này vi phạm yêu cầu của mô hình lấy mẫu ba chiều là tất cả các phần có cùng xác suất được lấy. Các quy trình mô tả trong tiêu chuẩn này đối với lấy mẫu từ lô vật liệu đống dạng hạt tĩnh tại với các dụng cụ như máy khoan cơ khí chỉ đơn thuần làm giảm phần nào các sai số lấy mẫu hệ thống. Tiêu chuẩn này quan tâm đến các phương pháp lấy mẫu vật liệu đống dạng hạt với mục tiêu là thu được các phép đo không chệch của một hoặc nhiều biến của vật liệu với độ chụm đã biết. Tuy nhiên, tiêu chuẩn không đưa ra phương pháp để quyết định việc chấp nhận hay bác bỏ lô vật liệu dạng đống với mức độ rủi ro xác định cho chấp nhận lô dưới chuẩn hay bác bỏ lô mà trên thực tế có thể chấp nhận. Các quy trình đề cập sau thường được gọi là phương pháp lấy mẫu chấp nhận hoặc kiểm tra lấy mẫu.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 2230 (ISO 565), Sàng thử nghiệm – Lưới kim loại đan, tấm kim loại đột lỗ và lưới đột lỗ bằng điện – Kích thước lỗ danh nghĩa
TCVN 8244 (ISO 3534), Thống kê học – Từ vựng và ký hiệu
TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 1:Nguyên tắc và định nghĩa chung
TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 2:Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn
TCVN 6910-3 (ISO 5725-3), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 3:Các thước độ trung gian của độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn
TCVN 6910-4 (ISO 5725-4), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 4:Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn
TCVN 6910-6 (ISO 5725-6), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo – Phần 6:Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế,
TCVN 11865-1 (ISO 11648-1), Khía cạnh thống kê của lấy mẫu vật liệu dạng đống – Phần 1:Nguyên tắc chung
TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Độ không đảm bảo đo – Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995)ISO 3084, Iron ores – Experimental methods for evaluation of quality variation (Quặng sắt – Phương pháp thực nghiệm đánh giá độ biến động chất lượng),
ISO 3085, Iron ores – Experimental methods for checking the precision of sampling (Quặng sắt – Phương pháp thực nghiệm kiểm tra độ chụm lấy mẫu), ISO 3086, Iron ores – Experimental methods for checking the bias of sampling (Quặng sắt – Phương pháp thực nghiệm kiểm tra độ chệch lấy mẫu)
ISO 13909-8, Hard coal and coke – Mechanical sampling – Part 8:Methods of testing for bias (Than đá và cốc – Lấy mẫu cơ học – Phần 8:Phương pháp kiểm nghiệm độ chệch)
Quyết định công bố

Decision number

3761/QĐ-BKHCN , Ngày 28-12-2017