Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R3R0R5R8R5*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 11125:2015
Năm ban hành 2015

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Chất lượng nước - Sự hấp phụ của các chất lên bùn hoạt hóa - Phép thử theo mẻ sử dụng phương pháp phân tích đặc trưng - 17
Tên tiếng Anh

Title in English

Water quality -- Adsorption of substances on activated sludge -- Batch test using specific analytical methods
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 18749:2004
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

13.060.70 - Nghiên cứu đặc tính sinh học của nước
Số trang

Page

17
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 100,000 VNĐ
Bản File (PDF):204,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử sàng lọc để xác định mức độ hấp phụ của các chất lên bùn hoạt hóa hoặc bùn sơ cấp trong trạm xử lý nước thải.
Các điều kiện được mô tả trong tiêu chuẩn này thường tương ứng với các điều kiện tối ưu cho sự hấp phụ xảy ra ở nồng độ bùn hoạt hóa đã chọn và độ cứng của nước trong suốt quá trình thử.
Phương pháp này áp dụng được cho các chất mà phương pháp phân tích có độ chính xác cao đã có sẵn và đáp ứng trong các điều kiện của phép thử và ở các nồng độ sử dụng như các chất dưới đây.
a) Chất hòa tan trong nước;
b) Hoặc, nếu chỉ là chất ít hòa tan trong nước, cho phép chuẩn bị dịch huyền phù, phân tán hoặc nhũ tương đủ ổn định;
c) Chất không được loại bỏ đáng kể ra khỏi các dung dịch thử trong suốt quá trình thử bằng các quá trình phi sinh học đã biết như tạo bọt hoặc cất lôi cuốn;
d) Chất không có bùn hoạt hóa đã khử keo tụ;
e) Chất không dễ phân hủy sinh học (để thảo luận về khả năng phân hủy sinh học, xem ISO/TR 15462).
Thông số quan trọng có thể ảnh hưởng tới độ tin cậy của các kết quả thử là độ ổn định của các hợp chất thử trong suốt quá trình thử. Nếu không có sẵn thông tin về độ ổn định, thì nên kiểm tra các thông số này trước khi thử. Nếu quan sát được tất cả các sự chuyển hóa (ví dụ sự thủy phân) thì nên xác định mức độ hấp phụ của các sản phẩm chuyển hóa, nếu có thể. Vì khả năng phân hủy sinh học của các hợp chất thử cũng có thể cũng dẫn đến đánh giá không đúng về mức độ hấp phụ, nên sử dụng phép thử phân hủy sinh học tiêu chuẩn để điều tra nghiên cứu trước sự phân hủy sinh học mà tốt nhất là dựa trên sự tiêu thụ oxy hoặc dựa trên sự tạo ra cacbon dioxit và trong đó sự hấp phụ không có ảnh hưởng đến các kết quả thử. Nếu không thể loại bỏ sự phân hủy sinh học, thì có thể sử dụng bùn đã khử trùng (xem Điều 7), Nhìn chung không cần tiến hành các phép thử sự hấp phụ lên các chất dễ phân hủy sinh học vì những chất này đã được loại bỏ sinh học trong các trạm xử lý nước thải. Các chất dễ dàng được hấp phụ lên bùn hoạt hóa trong các trạm xử lý nước thải tốt nhất nên được loại bỏ bằng cách hấp phụ chúng vào các bể phân hủy bùn và phân hủy kỵ khí. Đối với những chất này, có thể tiến hành các phép thử phân hủy kỵ khí do sự hấp phụ cao. Tổng quan các phép thử phân hủy sinh học đã chuẩn hóa được nêu trong ISO 15462.
Phương pháp này thường sử dụng các hợp chất khử có nồng độ rất thấp và vì thế không ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hấp phụ được kỳ vọng của bùn hoạt hóa, ngay cả các hợp chất thử độc hại. Khi có bất cứ sự nghi ngờ nào, thì nên điều tra nghiên cứu các kết tủa keo tụ bằng kính hiển vi và phải thực hiện các phép thử độc tính phù hợp đã được quy định trong TCVN 6226 (ISO 8192).
Quyết định công bố

Decision number

4063/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2015