Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R2R4R7R8R2*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 10599-1:2014
Năm ban hành 2014

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Vật liệu kim loại - Hiệu chuẩn lực động cho thử nghiệm mỏi một trục - Phần 1: Hệ thống thử nghiệm
Tên tiếng Anh

Title in English

Metallic materials - Dynamic force calibration for uniaxial fatigue testing - Part 1: Testing systems
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 4965-1:2012
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

77.040.10 - Thử nghiệm cơ học kim loại
Số trang

Page

21
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):252,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp (xem Lời giới thiệu) để xác định mối quan hệ giữa phạm vi lực động (ΔFt) tác dụng vào mẫu thử trong thử nghiệm một trục, hình sin có biên độ không đổi và phạm vi lực do hệ thống thử nghiệm chỉ báo (ΔFi).
Các phương pháp này áp dụng cho hệ thống thử nghiệm động lực học vận hành ở tần số cách xa các tần số cộng hưởng và có liên quan đến hệ thống thử nghiệm trong đó chưa biết các sai số đo lực động hoặc các sai số này được mong đợi vượt quá 1 % phạm vi lực tác dụng.
Các sai số đo lực động được xác định bằng cách so sánh các lực đỉnh do hệ thống thử nghiệm động lực học chỉ báo với các lực được đo bằng cơ cấu hiệu chuẩn động lực học đo biến dạng (DCD). Cơ cấu DCD này đã được hiệu chuẩn tĩnh từ trước (xem 5.2.1) đối với dụng cụ chỉ thị của hệ thống thử nghiệm.
Đối với phương pháp A (phương pháp mẫu thử sao chép), hiệu chuẩn động lực học được áp dụng trên phạm vi có hiệu lực của các tần số chỉ dùng cho loại mẫu thử này. Hệ số hiệu chỉnh phụ thuộc vào tần số được áp dụng cho hiệu chỉnh các sai số đo lực động đến 10% phạm vi lực động. Với việc sử dụng hệ số hiệu chỉnh này, sai số đo lực động của mẫu thử thực tế sẽ được giảm đi tới nhỏ hơn 1 % phạm vi lực động.
Đối với phương pháp B (phương pháp đường bao biến dạng đàn hồi), hiệu chuẩn động lực học được áp dụng trên dải các tần số thử có hiệu lực đối với các mẫu thử có độ biến dạng đàn hồi nằm giữa các biến dạng đàn hồi của hai DCD. Không áp dụng hệ số hiệu chỉnh vì phương pháp B không cho phép các sai số đo lực động vượt quá 1% phạm vi lực động.
CHÚ THÍCH: Phụ lục A đưa ra hướng dẫn khi hệ thống được hiệu chuẩn lại bằng các phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 10601-1 (ISO 7500-1), Vật liệu kim loại-Kiểm tra máy thử tĩnh một trục-Phần 1:Các máy thử kéo/nén-Kiểm tra và hiệu chuẩn hệ thống đo lực.
TCVN 10599-2 (ISO 4965-2), Vật liệu kim loại-Hiệu chuẩn lực động cho thử nghiệm mỏi một trục-Phần 2:Dụng cụ đo của cơ cấu hiệu chuẩn động lực học (DCD).
Quyết định công bố

Decision number

3781/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2014