Tiêu chuẩn quốc gia

© VSQI - Bản quyền xuất bản thuộc về Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam

_8*L9G3L4G0G0L0**R1R7R5R4R8R7*
Số hiệu

Standard Number

TCVN 12640:2021
Năm ban hành 2021

Publication date

Tình trạng A - Còn hiệu lực (Active)

Status

Tên tiếng Việt

Title in Vietnamese

Thử nghiệm ăn mòn trong môi trường nhân tạo - Phương pháp thử phun mù muối
Tên tiếng Anh

Title in English

Corrosion tests in artificial atmospheres — Salt spray tests
Tiêu chuẩn tương đương

Equivalent to

ISO 9227:2017
IDT - Tương đương hoàn toàn
Chỉ số phân loại Quốc tế (ICS)

By field

77.060 - Ăn mòn kim loại
Số trang

Page

25
Giá:

Price

Bản Giấy (Paper): 150,000 VNĐ
Bản File (PDF):300,000 VNĐ
Phạm vi áp dụng

Scope of standard

Tiêu chuẩn này quy định thiết bị, tác nhân ăn mòn và cách tiến hành các thử nghiệm phun mù muối trung tính (NSS), phun mù muối axit axetic (AASS) và phun mù muối axit axetic gia tốc bằng đồng (CASS) nhằm đánh giá khả năng chống ăn mòn của vật liệu kim loại, có hoặc không có bảo vệ chống ăn mòn tạm thời hoặc lâu dài.
Tiêu chuẩn này cũng mô tả phương pháp đánh giá hoạt tính ăn mòn của môi trường buồng thử nghiệm.
Tiêu chuẩn này không quy định kích thước hay loại mẫu thử, thời gian tiếp xúc cho sản phẩm cụ thể hay giải thích kết quả. Những điều này được đưa ra trong các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với từng sản phẩm cụ thể.
Các thử nghiệm phun mù muối là đặc biệt hữu ích cho việc phát hiện các điểm không liên tục, chẳng hạn như lỗ châm kim và các khuyết tật khác trên một số lớp phủ kim loại, hữu cơ, lớp mạ anot oxit và lớp phủ chuyển hóa.
Thử nghiệm phun mù muối trung tính (NSS) đặc biệt áp dụng cho:
- kim loại và hợp kim;
- lớp phủ kim loại (anot và catot);
- lớp phủ chuyển hóa;
- lớp mạ anot oxit;
- lớp phủ hữu cơ trên vật liệu kim loại.
Thử nghiệm phun mù muối axit axetic (AASS) đặc biệt hữu ích cho thử nghiệm lớp phủ trang trí đồng + niken + crom, hoặc niken + crom. Phương pháp này cũng phù hợp thử nghiệm cho lớp phủ anot và lớp phủ hữu cơ trên nhôm.
Thử nghiệm phun mù muối axit axetic gia tốc bằng đồng hữu ích để thử nghiệm lớp phủ trang trí đồng + niken + crom, hoặc niken + crom. Phương pháp cũng phù hợp để thử nghiệm cho lớp mạ anot oxit và lớp phủ hữu cơ trên nhôm.
Các phương pháp phun mù muối này đều phù hợp để kiểm tra chất lượng vật liệu kim loại, có hoặc không có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn. Tiêu chuẩn này không sử dụng để thử nghiệm so sánh nhằm mục đích xếp loại các vật liệu khác nhau dựa trên khả năng chống ăn mòn hoặc làm biện pháp dự đoán khả năng kháng ăn mòn dài hạn của vật liệu thử nghiệm.
Tiêu chuẩn viện dẫn

Nomative references

Các tài liệu sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 5670 (ISO 1514), Sơn và vecni-Tấm chuẩn để thử
TCVN 7858 (ISO 3574), Thép tấm các bon cán nguội chất lượng thương mại và chất lượng dập vuốt.
TCVN 9760 (ISO 2808), Sơn và vecni – Xác định độ dày màng
TCVN 12005-1 (ISO 4628-1), Sơn và vecni – Đánh giá sự suy biến của lớp phủ-Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan – Phần 1:Giới thiệu chung và hệ thống ký hiệu
TCVN 12005-2 (ISO 4628-2), Sơn và vecni – Đánh giá sự suy biến của lớp phủ-Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan – Phần 2:Đánh giá độ phồng rộp
TCVN 12005-3 (ISO 4628-3), Sơn và vecni – Đánh giá sự suy biến của lớp phủ-Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan – Phần 3:Đánh giá độ gỉ
TCVN 12005-4 (ISO 4628-4), Sơn và vecni – Đánh giá sự suy biến của lớp phủ-Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan – Phần 4:Đánh giá độ rạn nứt
TCVN 12005-5 (ISO 4628-5), Sơn và vecni – Đánh giá sự suy biến của lớp phủ-Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan – Phần 5:Đánh giá độ bong tróc
TCVN 12005-8 (ISO 4628-8), Sơn và vecni – Đánh giá sự suy biến của lớp phủ-Ký hiệu số lượng, kích cỡ của khuyết tật và mức biến đổi đồng nhất về ngoại quan – Phần 8:Đánh giá độ tách lớp và độ ăn mòn xung quanh vết khía hoặc khuyết tật nhân tạo khác
ISO 4623-2:2016, Paints and varnishes — Determination of resistance to filiform corrosion — Part 2:Aluminium substrates (Sơn và vecni – Xác định khả năng chống ăn mòn dạng sợi – Phần 2:Nền nhôm)
ISO 8044, Corrosion of metals and alloys — Basic terms and definitions (Sự ăn mòn kim loại và hợp kim – Thuật ngữ và định nghĩa cơ bản)
ISO 8407, Corrosion of metals and alloys — Removal of corrosion products from corrosion test specimens (Sự ăn mòn kim loại và hợp kim – Loại bỏ các sản phẩm ăn mòn ra khỏi mẫu thử ăn mòn)
ISO 8993, Anodizing of aluminium and its alloys — Rating system for the evaluation of pitting corrosion-Chart method (Oxit hóa anot nhôm và hợp kim nhôm – Hệ thống xếp hạng đánh giá sự ăn mòn điểm)
ISO 10289, Methods for corrosion testing of metallic and other inorganic coatings on metallic substrates-Rating of test specimens and manufactured articles subjected to corrosion tests (Phương pháp thử nghiệm ăn mòn cho kim loại và các lớp phủ vô cơ khác trên nền kim loại – Đánh giá mẫu thử và sản phẩm sản xuất phải thử chống ăn mòn)
ISO 17872, Paints and varnishes — Guidelines for the introduction of scribe marks through coatings on
Quyết định công bố

Decision number

3556/QĐ-BKHCN , Ngày 31-12-2021
Cơ quan biên soạn

Compilation agency

Viện Vật liệu xây dựng – Bộ xây dựng